1.Hộp giảm tốc nâng | 2.Tang cuốn cáp | 3.Giới hạn nâng | 4.Động cơ nâng |
5.Hộp điện điều khiển | 6. Cụm di chuyển | 7. Thanh đẩy giới hạn | 8.Móc nâng |
9. Cữ chặn | 10. Dẫn hướng cáp | 11. Động cơ di chuyên | 12. Hộp giảm tốc di chuyển |
13. Bánh xe đôi | 14. Trục cân bằng | 15. Dẫn hướng cáp điện | 16. Cụm bánh xe cân bằng |
Momen khởi động động cơ nhỏ, không khởi động được hoặc có âm thanh bất thường.
Kiểm tra xem nguồn điện ba pha của động cơ bằng đồng đồ đo điện. Xem xét thiết bị có bị sụt áp, thiếu pha,vv.. hay không. Kiểm tra chổi than, dây điện, điện trở có còn bình thường không? Trục hoặc ổ trục động cơ có bị mòn hay hư hỏng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi hỏng ở động cơ. Cần kiểm tra các bộ phận của động cơ để xác định nguyên nhân và tiến hành bảo trì, sửa chữa, thay thế linh kiện bị hư hỏng.
>>>Xem thêm: Kiểm tra sửa chữa bảo dưỡng palang điện
Khi hệ thống điện có vấn đề thì vấn đề như: mất điện do đường ray điện bị biến dạng làm chổi lấy điện không thể di chuyển; má chổi lấy điện bị mài mòn; độ rung của đường ray điện quá lớn trong quá trình làm việc làm chổi than bị mài mòn nhanh hơn,.
Những lỗi trên xảy ra do lắp đặt đường ray điện chưa phù hợp, nhiệt độ môi trường quá cao làm các bộ phận của ray điện bị giãn nở không đều, chổi tiếp điện bị lắp đặt lệch vị trí hoặc lắp đặt không đúng cách.
Tăng cường kiểm tra các bộ phận dễ bị hỏng, mòn của hệ thống ray điện. Tiến hành điều chỉnh và thay thế những bộ phận bị hỏng, mòn của hệ thống ray điện như chổi tiếp điện, ray điện. Đối với ray điện được lắp đặt ngoài trời hoặc lắp đặt trong môi trường có nhiệt độ cao có thể lắp thêm mái che hoặc tấm chắn nhiệt.
Contactor bị cháy, bị đứt dây; dính tiếp điểm nút On-Off, cơ cấu đóng mở không hoạt động hoặc bị chập chờn; cháy vỏ contactor,..
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng cho các bộ phận điện trong tủ điện. Điều chỉnh hoặc thay thế các thiết bị bị hỏng kịp thời.
Dây điện trở bị đứt, dẫn đến hở mạch roto; nối đất bằng điện trở, làm mất cân bằng dòng điện roto.
Thường xuyên kiểm tra điện trở xem có bị nóng hoặc đứt dây không? Đồng thời thường xuyên kiểm tra điện trở cách điện của roto và dòng điện roto ba pha có cân bằng không?
Sau một thời gian sử dụng, một số bộ phận của cầu trục, cổng trục và palang chắc chắn sẽ bị hao mòn. Các lỗi thường gặp thường là ở những bộ phận như:
-Lỗi điều khiển: bộ điều khiển từ xa
-Lỗi phanh: Lò xo nén, lò xo chính, lò xo phụ, trục gá, vòng phanh, má phanh, đĩa phanh.
-Lỗi hộp giảm tốc: bánh răng, vòng bi, miếng đệm, hộp giảm tốc.
-Lỗi hệ thống điện: roto động cơ, ổ trục, cuộn dây điện từ, cổ góp điện, chổi tiếp điện, má chổi than,..
-Các thành phần khác: Dây cáp, hưỡng dẫn cáp, móc cẩu, puly, bánh xe, rulo cuốn cáp,…
Cần thường xuyên kiểm tra và chú ý quan sát các bộ phận của cầu trục, cổng trục trước, trong và sau khi vận hành thiết bị. Để có thể sớm phát hiện và có biện pháp giải quyết nhanh chóng. Giúp đảm bảo tuổi thọ và an toàn khi vận hành cầu trục, cổng trục. Hi vọng những điều Honglong chia sẻ sẽ giúp các bạn trang bị được những kiến thức cơ bản về cầu trục, cổng trục và thiết bị nâng hạ.